Đức Thọ xưa kia có tên gọi là La Sơn thuộc phủ Đức Quang (gồm cả Hương Sơn, Thiên Lộc, Nghi Xuân, Thanh Chương, Nghi Lộc...) được xem là vùng đất học của xứ Nghệ. Trong thời kỳ phong kiến, Đức Thọ có 39 vị đại khoa (Tiến sĩ) với những dòng họ nổi tiếng khoa bảng như: Lê Văn, Hoàng Xuân, Phan Đình, Hà Học,... và các làng giàu truyền thống văn hoá như: Yên Hồ, Đông Thái, Trung Lễ, Bùi Xá... thoi phong kien ha tinh co 4 vi trang nguyen thi duc tho c0 2 vi do la dao tieu va doan nguyen loi deu que o yen ho Nhiều người thành đạt xuất thân từ Đức Thọ, như nhà ngoại giao Nguyễn Biểu (đời Trần), nhà văn hóa Bùi Dương Lịch; Hoàng giáp Bùi Thức Kiên; Thượng thư, Tiến sĩ Phan Bá Đạt; lãnh đạo phong trào Cần Vương, Đình nguyên Tiến sĩ Phan Đình Phùng, các chí sĩ Lê Văn Huân, Lê Thước, Lê Ninh, nhà cách mạng Trần Phú, nhà khoa học Hoàng Xuân Hãn, Luật sư Phan Anh, Luật sư Phan Mỹ, nhà toán học Lê Văn Thiêm, nhà văn Hoàng Ngọc Phách, Bác sĩ Phạm Văn Huyến; nhà thơ Thái Can, Luật sư Phạm Khắc Hòe giao su nha su hoc tran duc truong giao ,su bac si tran thi hoai ...
CHÙA AM NGÀY NAY - PHẦN 2
Ngoài ra, còn có một nhân vật lịch sử khác cũng rất nổi tiếng nữa là Hoàng Cao Khải. Ông bị xem khinh vì đã cam tâm phục vụ hết lòng thực dân Pháp xâm lược, nhưng chính người Pháp từng nghi ngờ ông là một trợ lực ngầm cho phong trào Duy tân và Đông du, và ngay Phan Châu Trinh cũng có liên lạc thư từ với ông.
Trong số những người nổi tiếng hiện nay, từ huyện Đức Thọ có: Giáo sư, TSKH, Viện sĩ Vật lý Đào Vọng Đức; Nữ luật sư Ngô Bá Thành; Giáo sư văn học Hoàng Xuân Nhị; Giáo sư văn học, nhà giáo nhân dân Nguyễn Kim Đính; Giáo sư- nhà phê bình văn học Hoàng Ngọc Hiến; Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Trần Vĩnh Diệu (anh hùng lao động); Giáo sư, nhà sinh học Võ Quý; Giáo sư lâm nghiệp Lê Đình Khả; Giáo sư toán học Đinh Văn Huỳnh (Đại học Ohio, Ohio, Hoa Kỳ); nhà văn hóa Hà Xuân Trường; Giáo sư- nhà Đông Nam Á học Phạm Đức Dương; Giáo sư Phan Văn Tiệm, nguyên Ủy viên tw Đảng, nguyên Bộ trưởng, chủ nhiệm Ủy ban vật giá chính phủ; Võ Hồng Phúc (Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư); Giáo sư Hà Học Trạc, (Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Chỉ đạo Biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam); Tiến sĩ Hà Học Hợi (Phó Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương), Đạo diễn sân khấu Nghệ sĩ Nhân dân Phạm Thị Thành, Nhà báo Phạm Khắc Lãm (nguyên Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam); Nguyễn Minh Quang Ủy viên BCH TW Đảng, nguyên Bí thư tỉnh ủy Lai Châu, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;luật sư Trịnh Hồng Dương (nguyên Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Việt Nam); Trung tướng Võ Trọng Việt- Chính ủy Bộ đội Biên phòng Việt Nam; Giáo sư, bác sĩ, Anh hùng Lao động Trần Quỵ (Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai); Giáo sư Mai Trọng Nhuận (Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội); Giáo sư, Tiến sĩ, Nghệ sĩ nhân dân, Nhà giáo nhân dân, Anh hùng lao động Trần Bạch Thu Hà (nguyên Giám đốc Nhạc viện Hà Nội), nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị; Nhà nhiếp ảnh Phan Thoan (tác giả bức ảnh O du kích nhỏ), Giáo sư Phan Nguyên Hồng, ... và rất nhiều nhà khoa học, nhà văn hóa, chính khách và doanh nhân nổi tiếng khác.
• Thiếu tướng Bản mẫu:Phan khắc Hy."
Hiện nay, người ta mới tìm được khu mộ Tổ của dòng họ Trương đặt trên một đầu con Long cực lớn tại khu vực này. dienbatn đã đi khảo sát và thấy thế đất ở đây rất hùng hậu. Chỉ tiếc rằng, những người xây khu mộ này không có kiến thức về Địa lý làm chưa đúng cách và tệ nhất đã bịt mất đường Thông Thiên để nhận Thiên Khí của mộ nên đã triết giảm rất nhiều.
Khu mộ Tổ dòng họ Trương ở gần Chùa Am ( ảnh do dienbatn thực hiện ).
Đầu con Long của khu mộ.
Huyền Vũ của khu mộ với Khí lực oai hùng.
Sau khi tác pháp bằng Liên Hoa Vô Vi Pháp, các ACE trong Đạo tràng nhận được Điển của bà hoàng hậu Bạch Ngọc. Bà đã nói rất nhiều về thời vận của Đất nước, lịch sử lâu dài của vùng Địa linh Hà Tĩnh, quá trình khai hoang mở cõi của tiền nhân, sự kết phát của các Long mạch vùng này, lịch sử thăng trầm của Chùa Am...Những điều trên , dienbatn không được phép tiết lộ. Duy có những điều sau cần phải nói ra theo lệnh của hoàng hậu Bạch Ngọc :
Thứ nhất : Trong nhiều trăm năm, những thày Địa lý người nước ngoài đã đang và sẽ dùng học thuật của mình để trấn yểm nhiều Địa Huyệt quan trọng của vùng Địa linh này. Các Thày Địa lý người Việt cũng rất nhiều lần phá ếm tại vùng đất này, cố gắng giữ vững một vùng Địa Huyệt của Đất nước bằng cách dựng những ngôi chùa trấn giữ các Địa Huyệt. Tuy nhiên gần đây, các thế hệ người Hà Tĩnh đã phá hủy rất nhiều vùng Địa Huyệt quan trọng của vùng này, ảnh hưởng nghiêm trọng đến Linh khí của các Địa Huyệt.Các vùng núi của các xã Đức Hòa, Đức An , Đức Lập và Tân Hương hiện nay đang bị tàn phá nặng nề bởi việc xẻ núi lấy đất. Hệ thống 99 ngọn Hồng Lĩnh như Núi Voi, Núi Mụ Tra, Núi Dấu, Núi Rờm, Tượng Lĩnh, Phượng Hoàng đang bị tàn phá, băm nát cả hệ thống Long mạch kết tụ ngàn đời. Núi Am và các đoạn núi Trà Sơn hiện đang bị băm nát, thậm chí người ta còn dùng một đoạn Trà Sơn gần Núi Am làm nơi tập kết rác thải. Sự tàn phá khu vực này vô cùng khủng khiếp, dẫn đến nhiều Long mạch bị tàn phá, nhiều Địa Huyệt quan trọng bị xâm hại. SOS,SOS,SOS - HÃY CÙNG CHUNG TAY CỨU LẤY MỘT VÙNG LINH ĐỊA CỦA VIỆT NAM.
Thứ hai : Tại Chùa Am có tháp mộ của 7 vị sư trụ trì chùa Am đã bị người ta trấn ếm.Hương linh Các vị sư bị nhốt trong tháp, không ra ngoài được. Tại đây, dienbatn đã dùng Chày Kim Cang và chú uế Tích Kim cang phá ếm thành công.
Thứ 3 : Tại gần đỉnh ngọn Núi Am có một hang đá , trong đó có cất giấu những pho tượng ngày xưa của Chùa Am. Nếu buổi tối ngồi Thiền tại sân Chùa Am, quay về hướng núi sẽ thấy một vầng sáng do những pho tượng đó bốc lên.
vv và vv.
0 comments:
Đăng nhận xét