Cây mít thuộc loại cây thiêng, có nguồn gốc từ trong Văn hóa ấn Độ với tên gọi là Paramitra, khi nhập vào đời sống Văn hóa Việt Nam được gọi tắt là mít. Gỗ mít dùng tạc tượng, tiện khuôn đóng oản và làm nhiều đồ thờ khác, oản xôi nếp dâng cúng đều phải lót lá mít. Một số ngôi chùa và đình thời Mạc (hoặc muộn hơn nhưng có dùng lại một số thành phần kiến trúc thời Mạc) thì chúng ta thường gặp gỗ mít, gỗ mít làm cột không bị mục và tiêu tâm.
Cây mít tâm linh
Cây mít thuộc loại cây thiêng, có nguồn gốc từ trong Văn hóa ấn Độ với tên gọi là Paramitra, khi nhập vào đời sống Văn hóa Việt Nam được gọi tắt là mít. Gỗ mít dùng tạc tượng, tiện khuôn đóng oản và làm nhiều đồ thờ khác, oản xôi nếp dâng cúng đều phải lót lá mít. Một số ngôi chùa và đình thời Mạc (hoặc muộn hơn nhưng có dùng lại một số thành phần kiến trúc thời Mạc) thì chúng ta thường gặp gỗ mít, gỗ mít làm cột không bị mục và tiêu tâm. Như vậy xa xưa gỗ mít rất sẵn, có những rừng cây to. Nhân dân Việt Nam bao đời ước ao có “nhà ngói, cây mít”. Trồng mít không mấy kinh tế nhưng thuộc về tâm linh, trong nhà có cây mít như có vị thần che chở. Cũng vì thế những cây mít lâu không ra quả, mờ sáng Tết Đoan Ngọ (mồng 5 tháng Năm), gia đình cho người trèo lên cây đóng vai linh hồn mít hứa với người cầm que “đánh” vào gốc rằng mùa tới sẽ sai hoa đậu quả.
Gỗ mít là một loại gỗ có tính chất cơ lý ổn định,không cong vênh, ít bị mối mọt. Gỗ có màu vàng sáng, để lâu ngả thành màu đỏ sẫm. Gỗ mít có mùi thơm nhẹ, mềm, dẻo. Gỗ mít được dùng rộng rãi trong đời sống như làm tượng Phật, đồ thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm nội thất khác. Hiện nay gỗ mít đang ngày càng khan hiếm, chủ yếu được khai thác từ các vùng rừng núi tây bắc, Trung Bộ và nước Lào
Cây mít già được đốn rồi đưa ra ao làng sạch sẽ ngâm vài tháng, sau vớt lên để nơi thoáng gió cho dễ khô, cũng phải ở nơi sạch sẽ, bóc vỏ rồi pha cắt theo kích thước của tượng. Nếu thân cây gỗ vừa cỡ tượng thì người thợ chỉ việc đẽo bỏ đi những phần thừa, nếu tượng lớn quá hoặc có những chi tiết nhô ra nhiều (như thế tay và nhất là chân ở thế ngồi kiết già) thì phải ghép nối gỗ với những mộng chốt và đanh gốc tre già để tạo nên cốt của pho tượng, lại gắn sơn sống vào những chỗ giáp nối cho liền khối. Có khối tượng ổn định rồi thì tiến hành tạc theo mẫu đã có hoặc đã thuộc, hay sáng tác theo hứng của nghệ nhân. Tượng tạc xong rồi mới chuyển sang khâu sơn thếp.
0 comments:
Đăng nhận xét