Bài mới đăng

Biểu Tượng Clover với người Celtic cổ

  Với người Celtic cổ, thì cỏ ba lá là một loại thảo dược màu nhiệm. Nó thường được thu hái bởi các vị Druid. Theo sự phát triển của Ki Tô G...

Translate

Thứ Tư, 12 tháng 10, 2022

Biểu Tượng Clover với người Celtic cổ

 Với người Celtic cổ, thì cỏ ba lá là một loại thảo dược màu nhiệm. Nó thường được thu hái bởi các vị Druid. Theo sự phát triển của Ki Tô Giáo, thì Đa Thần Giáo dần dần tàn lụi. Theo bước chân của những người truyền đạo, các biểu tượng cổ xưa dần mang theo mình những ý nghĩa mới, ở thời điểm đó. Theo biên niên sử của Ulster (Annals of Ulster), chép về Thánh Patrick khi ông truyền đạo ở đảo quốc Ireland có đề cập đến chi tiết liên quan đến cỏ ba lá. Đảo quốc Ireland được xem như hòn ngọc lục bảo với các cánh đồng xanh bạt ngàn. Và thời điểm mà Thánh Patrick sống là một thời đại hỗn loạn. Sau khi bị bắt rồi trốn thoát, ông theo Ki Tô Giáo rồi trở lại Ireland để truyền đạo.

Cỏ ba lá, mà tên gọi của nó theo người Celtic cổ là Shamrock đã được vị thánh này dùng như một hình ảnh ẩn dụ về Chúa Ba Ngôi(Trinity), bao gồm Cha,Con,ThánhThần(the Father, the Son (Jesus Christ), and the Holy Spirit). Nhánh cỏ ba lá, trên tay Thánh Patrick đã trở thành biểu tượng của đức tin. Mà sau này, nhành cỏ này đã trở thành vật đại diện cho đảo quốc Ireland. Hình ảnh Thánh Patrick giữ trên tay nhánh cỏ ba lá ngày này vẫn còn trên bức tranh bằng kính ở nhà thờ St.Benin, Wicklow, Ireland.
Có một truyền thuyết khác về cỏ ba lá, đó là một cánh mang tới hi vọng, một cánh mang theo niềm tin, một cánh là của tình yêu và các vị thần đã dành tặng thêm một cánh cuối cùng, cho sự may mắn. Không rõ truyền thuyết này bắt nguồn từ đâu, nhưng nó nguồn cảm hứng cho nhiều câu chuyện. Và từ đó, biểu tượng cỏ ba lá có bốn cánh trở thành hình ảnh đại diện cho những sự may mắn. Và để tìm thấy nơi mà nhành cỏ ba lá có bốn cánh mọc, thì chúng ta phải có hi vọng để cất bước trên đường tìm kiếm. Phải có đủ niềm tin, để mạnh mẽ đứng dậy sau những vấp ngã.
Và cần tình yêu để chữa lành những nỗi đau trên đường tìm kiếm, để kiên nhẫn lắng nghe lời thì thầm của nhánh cỏ bốn cánh về các vận may; cơ hội đang đến. Cuộc hành trình tìm kiếm nhành cỏ ba lá có bốn cánh, nom như chuyến đi tìm kiếm giấc mơ của mỗi con người. Mà theo trường phái Jung, đây là khao khát mong tìm thấy được hạnh phúc. Nơi mà nhành cỏ ba lá có bốn cánh mọc, nơi mà kẻ tìm kiếm khao khát tìm đến, chính là nơi chứa đựng niềm vui. Nhưng nó không ở đâu xa cả, nó nằm bên trong mỗi chúng ta. Là vườn địa đàng, là cõi niết bàn trong tâm tưởng. Mà bản thân con người, phải trải qua tinh luyện từ bên ngoài mới có thể tìm thấy cánh cổng bước vào nơi lũ cỏ xanh đang mọc.



One leaf is for hope, and one is for faith,
And one is for love, you know,
And God put another in for luck,—
If you search, you will find where they grow.

Cỏ 3 lá có ý nghĩa gì?

 Chắc rằng, nhiều bạn đọc đều biết đến loài cỏ 3 lá này. Cỏ 3 lá là một hình tượng đẹp, giúp mang lại rất nhiều ý nghĩa và ngoài ra còn có những tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về loại cỏ này qua bài viết.

Cỏ 3 lá rất đặc biệt, đặc biệt từ hình dáng đến màu sắc, cùng với những chiếc lá xinh xinh xanh biếc, những bông hoa khoe sắc, giản dị góp phần tạo nên vẻ đặc sắc này của loại cỏ này. Loại cỏ này không chỉ mang một vẻ đẹp đặc biệt này, cỏ ba lá còn mang một ý nghĩa rất đặc biệt, tượng trưng cho sự hạnh phúc và may mắn.
Cỏ 3 lá với 3 nhánh lá mỗi lá nhỏ là một hình trái tim tròn trịa, nhìn trông rất mỏng manh và yêu ớt. Cỏ 3 lá như một ước một tình yêu, một sự hạnh phúc cho lứa đôi. Nhanh thứ nhất của cỏ 3 lá tượng trưng cho niềm tin – nhánh thứ 2 tượng trưng cho hi vọng – nhanh thứ 3 tượng trưng cho tình yêu. Tuy nhiên, nếu bạn có thể nhìn thấy được một nhánh cỏ 3 lá đột biến thành 4 cành lá thì sẽ rất may mắn về nhiều điều trong cuộc sống.
Cỏ 3 lá không đơn giản chỉ là một hình tượng đẹp, mà cỏ 3 lá còn có những tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả, giúp ích cho sức khỏe của con người.
Cỏ 3 lá có chứa nhiều chất đạm rất cần thiết cho cơ thể con người, tuy nhiên bạn không nên sống nhiều cỏ 3 lá, vì có thể gây ra các triệu chứng khó tiêu. Để quá trình tiêu hóa được diễn ra tốt hơn, bạn nên luộc kĩ bằng nước nóng khoảng 5 đến 10 phút.
Tất cả các bộ phận của cây cỏ 3 lá đều có thể sử dụng làm thuốc. Thân lá hoa phơi khô nghiền nhỏ được coi là loại bột giàu dinh dưỡng, dùng bổ sung cho trẻ em, người già, người ốm dậy. Hoa khô hãm uống như chè, có tác dụng thải độc, dưỡng da rất tốt.
Cỏ 3 lá rất tốt đối với nhiều chị em phụ nữ, cỏ 3 lá chứa chứa thành phần phytoestrogen – một loại hormone tự nhiên cung cấp cho nữ giới. Vì thế, cỏ 3 lá có tác dụng cải thiện tâm trạng, cải thiện giấc ngủ khá hiệu quả. Ngoài ra một số tác dụng của cỏ 3 lá có thể kể đến như : tốt cho tim mạch, giúp làm đẹp da, nở ngực, ngăn ngừa ung thư vú, ung thư da…
Hy vọng bài viết Cỏ 3 lá có ý nghĩa gì? Có 3 lá có tác dụng gì? đã có thể mang đến những thông tin hữu ích đến cho các bạn đọc, giúp bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về loại cỏ đặc biệt này.


Tại sao bàn thờ phải làm bằng gỗ mít?

 TẠI SAO LẠI NÊN CHỌN GỖ MÍT ĐỂ TẠC TƯỢNG, LÀM BÀN THỜ TỔ TIÊN VÀ THẦN TÀI?

Thờ cúng Tổ tiên là một truyền thống văn hóa có từ xa xưa của Người Việt Nam. Đây cũng là một trong những phong tục tập quán vừa mang tính nhân văn, vừa thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn”. Vì thế mà hầu hết trong mỗi gia đình Người Việt Nam đều lập bàn thờ để thờ cúng gia tiên.

Bàn thời gia tiên là nơi tôn kính cần được chú ý khi thiết kế và đặc biệt là việc lựa chọn chất liệu. Chúng ta không thể sử dụng các loại ánh kim như: sắt, thép, inox hay nhôm, kính… để làm bàn thờ. Bởi theo phong thủy, những vật dụng kim khí này thường không đem lại trường khí tốt, trên thực tế chúng cũng không hợp mỹ quan người nhìn. Do đó, chất liệu phù hợp làm bàn thờ nhất sẽ là gỗ tự nhiên. Loại này, thường có nhiều ưu điểm vượt trội về độ chắc chắn, bền đẹp, thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, không phải cây gỗ tự nhiên nào cũng thích hợp để làm ban thờ, người ta thường lựa chọn gỗ mít để đóng ban thờ thay vì các loại gỗ khác. Điều này được lý giải như sau:

BẢN THÂN CÂY MÍT MANG Ý NGHĨA TÂM LINH
Cây mít cũng như cây tre, là loại dễ trồng, chịu hạn tốt, không kén đất, kể cả những chỗ đất đai cằn cỗi, nhiều sỏi đá. Không chỉ mang ý nghĩa của sự kiên cường, cố gắng vươn lên trong những hoàn cảnh ngặt nghèo nhất, mít còn có điểm nhấn ở việc quả được mọc ra từ chính thân cây, tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở. Mít là cây luôn luôn khác biệt và hữu dụng.

Có một câu chuyên năm xưa kể lại rằng: Vào năm Minh Mạng thứ 17, khi đúc xong Cửu Đỉnh, vua cho chạm hình tượng cây mít có quả vào Cao đỉnh – đỉnh đồng đặt ở giữa, tượng trưng cho sự vĩ đại, kèm theo chữ Ba la mật (tục danh quả mít, còn có tên “Nẵng gia kiết”). Hình ảnh cây mít từ đó vừa mang ý nghĩa gần gũi, thân quen, vừa biểu hiện sự trân trọng, tự hào của vua đối với một thứ cây quê cảnh nhưng độc đáo và cao quý.

Hơn nữa, bàn thờ tổ tiên luôn gợi lên một chiều sâu tâm linh “cây có gốc, nước có nguồn” vừa nhân bản vừa vun đắp truyền thống, đồng thời là niềm tự hào của gia chủ về tổ tiên và về cách dạy con cháu, chính vì vậy gỗ mít vừa thể hiện sự sum vầy con cháu lại nói lên sự giàu sang, đủ đầy.

GỖ MÍT CÓ MÙI THƠM
Như chúng ta đã biết cây gỗ có mùi thơm không ít, gỗ Giáng Hương cũng là loại gỗ có mùi thơm đặc biệt. Tuy vậy, nó không bao giờ được dùng để đóng ban thờ vì dễ bị cong vênh, co giãn. Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Lê Quang Khang cho biết: Các đồ thờ xưa thường được làm bằng gỗ mít vì gỗ không mọt, có mùi thơm, cây mít lại là biểu tượng của nhà giàu. Ngoài ra, cây mít cũng tượng trưng cho sự sinh sôi phát triển dồi dào.
Gỗ mít nhẹ lại mềm dẻo, có tính chất cơ lí khá ổn định, không mối mọt, ít cong vênh mà mặt gỗ lại mịn… Bàn thờ cổ và đúng thường được đóng bằng gỗ sạch nguyên tấm, tránh ghép 2 mảnh làm 1 vì đây là điều tối kị..

DỄ TÌM, PHỔ BIẾN
Gỗ Mít dễ tìm, và cây mít ở nước ta gần như vùng miền nông thôn nào cũng có. Thậm chí, có nhà trồng theo vườn diện tích lớn vừa để thu quả, vừa lấy gỗ. Bàn thờ ở quê gần như gia đình nào cũng có, tất nhiên đa số dân ta vẫn khó khăn nên dùng những loại cây có sẵn trong vườn để đóng.



DỄ CHẠM KHẮC ĐỤC ĐẼO
Theo các Nghệ nhân truyền lại, xưa nay thì bàn thờ làm bằng các loại gỗ: mít, dổi, vàng tâm đều là những loại gỗ tốt, dễ đục đẽo, trạm khắc, lại hiếm khi bị cong vênh trong khi độ bền có thể đên trên dưới 200 năm.

GỖ MÍT CÓ MÀU VÀNG SANG
Gỗ mít lại có màu vàng sang, khi để lâu có màu sẫm đỏ rất phù hợp để làm ban thờ. Ngoài gỗ mít, người ta còn dùng gỗ Vàng Tâm, hay Dổi để đóng ban thờ. Gỗ Mít và gỗ vàng tâm thì mùi thơm nhẹ, hương của nó cũng có phần nào đó gần mùi trầm, mùi hương nên nó cũng phù hợp với việc dùng làm bàn thờ. Còn dổi thì nhẹ nên dễ vận chuyển, dễ treo.

LƯU Ý:
Những loại gỗ không được làm bàn thờ là những loại gỗ cứng, khó tạo hình, dễ cong vênh và mối mọt, gây ảnh hưởng đến tính thẩm mĩ và sự uy nghiêm của bàn thờ ông bà tổ tiên.

Khi làm bàn thờ cần tránh lựa chọn các loại gỗ cứng, khó chạm khắc, uốn nắn và dễ mối mọt vì bàn thờ được làm để sử dụng trong thời gian dài.
Ngoài ra, khi chọn gỗ làm bàn thờ cũng cần lưu ý sử dụng gỗ sạch nguyên tấm và đặc biệt tránh ghép 2 mảnh làm một.

Cây mít tâm linh

 Cây mít thuộc loại cây thiêng, có nguồn gốc từ trong Văn hóa ấn Độ với tên gọi là Paramitra, khi nhập vào đời sống Văn hóa Việt Nam được gọi tắt là mít. Gỗ mít dùng tạc tượng, tiện khuôn đóng oản và làm nhiều đồ thờ khác, oản xôi nếp dâng cúng đều phải lót lá mít. Một số ngôi chùa và đình thời Mạc (hoặc muộn hơn nhưng có dùng lại một số thành phần kiến trúc thời Mạc) thì chúng ta thường gặp gỗ mít, gỗ mít làm cột không bị mục và tiêu tâm.



Cây mít thuộc loại cây thiêng, có nguồn gốc từ trong Văn hóa ấn Độ với tên gọi là Paramitra, khi nhập vào đời sống Văn hóa Việt Nam được gọi tắt là mít. Gỗ mít dùng tạc tượng, tiện khuôn đóng oản và làm nhiều đồ thờ khác, oản xôi nếp dâng cúng đều phải lót lá mít. Một số ngôi chùa và đình thời Mạc (hoặc muộn hơn nhưng có dùng lại một số thành phần kiến trúc thời Mạc) thì chúng ta thường gặp gỗ mít, gỗ mít làm cột không bị mục và tiêu tâm. Như vậy xa xưa gỗ mít rất sẵn, có những rừng cây to. Nhân dân Việt Nam bao đời ước ao có “nhà ngói, cây mít”. Trồng mít không mấy kinh tế nhưng thuộc về tâm linh, trong nhà có cây mít như có vị thần che chở. Cũng vì thế những cây mít lâu không ra quả, mờ sáng Tết Đoan Ngọ (mồng 5 tháng Năm), gia đình cho người trèo lên cây đóng vai linh hồn mít hứa với người cầm que “đánh” vào gốc rằng mùa tới sẽ sai hoa đậu quả.
Gỗ mít là một loại gỗ có tính chất cơ lý ổn định,không cong vênh, ít bị mối mọt. Gỗ có màu vàng sáng, để lâu ngả thành màu đỏ sẫm. Gỗ mít có mùi thơm nhẹ, mềm, dẻo. Gỗ mít được dùng rộng rãi trong đời sống như làm tượng Phật, đồ thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm nội thất khác. Hiện nay gỗ mít đang ngày càng khan hiếm, chủ yếu được khai thác từ các vùng rừng núi tây bắc, Trung Bộ và nước Lào
Cây mít già được đốn rồi đưa ra ao làng sạch sẽ ngâm vài tháng, sau vớt lên để nơi thoáng gió cho dễ khô, cũng phải ở nơi sạch sẽ, bóc vỏ rồi pha cắt theo kích thước của tượng. Nếu thân cây gỗ vừa cỡ tượng thì người thợ chỉ việc đẽo bỏ đi những phần thừa, nếu tượng lớn quá hoặc có những chi tiết nhô ra nhiều (như thế tay và nhất là chân ở thế ngồi kiết già) thì phải ghép nối gỗ với những mộng chốt và đanh gốc tre già để tạo nên cốt của pho tượng, lại gắn sơn sống vào những chỗ giáp nối cho liền khối. Có khối tượng ổn định rồi thì tiến hành tạc theo mẫu đã có hoặc đã thuộc, hay sáng tác theo hứng của nghệ nhân. Tượng tạc xong rồi mới chuyển sang khâu sơn thếp.

Trùng Tang Liên Táng ( sưu tầm và chiêm nghiệm)

   

1/ KHÁI NIỆM TRÙNG TANG LIÊN TÁNG .
Trùng tang liên táng là một hiện tượng có thật trong cuộc sống của chúng ta. Không có nhiều tư liệu viết về hiện tương này, nhưng trong dân gian vẫn truyền tụng với nhau những trường hợp chết phạm vào Trùng tang liên táng hết sức đau thương, thậm chí có nhà nhân đinh đông đúc là thế mà chỉ vài ba năm phải chịu cảnh tuyệt tự.
Tại miền Bắc Việt Nam có một trung tâm nhốt Trùng lớn nhất nước: Đó chính là chùa Hàm Long ở xã Nam Sơn, huyện Quế Võ – Tỉnh Bắc Ninh. Chùa được xây dựng vào thời Lý, tương truyền đây là nơi tu hành của Thiền sư Dương Không Lộ. Nơi đây từ ngày xưa, các vị sư tăng đã có những phương pháp trấn Trùng rất huyền bí mà hiệu quả. Hàng ngày, vào buổi chiều, các sư ở đây phải nấu một nồi cháo to, cúng thí thực cho Trùng và vong bị nhốt ở đây, bữa nào quên là gà vịt của dân quanh vùng thay nhau chết la liệt. Ngoài ra, tại miền Bắc Việt Nam, từ xưa đã có các môn phái Pháp Sư theo Bắc Tông, Pháp sư các môn phái Phù thủy của đồng bằng bắc Bộ nhất là tại các tỉnh Bắc Ninh, Hải Phòng, Nam Định… có khả năng hóa giải Trùng tang liên táng rất hay. Thông thường, các vị sư trong chùa chỉ học theo đạo Phật chứ ít khi học theo kiểu Pháp sư, Phù Thủy, thế nhưng đặc biệt ở chùa Hàm Long – Bắc Ninh, Liên Phái – Hà Nội và một vài chùa nữa lại có những bộ ván khắc in phù giải Trùng tang liên táng từ hàng trăm năm. Theo Nguyên Vũ đã viết: “Hàm long: Chỉ nghe tên thôi cũng đã gợi lên một điều gì đó về ngôi chùa rồi. Dọc theo đường quốc lộ số 1 chỗ rẽ đi Cẩm Phả, xuất hiện một dãy núi lớn, dài 3,4 cây, ta tìm đến đầu của dãy đó là nơi toạ lạc của chùa Hàm long. Nơi đây cũng là trường trung cấp Phật giáo của tỉnh Bắc ninh. Về thế đất Tân long, huyệt kết oa, Long, hổ hoàn mỹ, ngoại minh đường rộng rãi có sông lớn chảy qua nhưng không được đẹp. Ngoài ra còn có Tứ linh chầu vào. trong chùa còn có một cây tháp đá rất cổ, thường có nước rỉ ra từ đó. tương truyền nơi đây là nơi nhốt trùng rất lớn. Tôi có một người bạn thân đã từng tu hành ở đây nói với tôi ” ngày nào chùa cũng phải nấu một nồi cháo to để cúng, nếu không gà chó của dân địa phương tự nhiên lăn ra chết rất nhiều. ”
Trùng tang liên táng thường có các dạng như sau :
” *Trùng 3 ngày (tức là trong gia đình họ hàng sẽ có người chết theo ngay, tính từ lúc có người chết trùng cho đến 3 ngày sau. Nhiều khi người này chưa kịp chôn thì người tiếp theo đã chết. Đây là trùng tang nặng nhất, làm cho gia đình không kịp trở tay vì cũng chưa biết là có chết trùng.).
* Trùng tuần đầu (tính từ lúc chết cho đến hết tuần đầu, đây cũng là trùng tang khá nặng và có thể kéo dài đến 49 ngày – tức là cúng 49 ngày đó.
* Nhẹ hơn nữa tức là xảy ra vào những ngày sau đó, kéo dài cho đến hết 3 năm và có thể hơn tuỳ thuộc vào thời gian bốc mộ lên mộ tròn. Nhiều khi sự việc xảy ra vào đúng ngày cuối cùng ngay trước hôm bốc mộ do gia đình không kiêng khem cẩn thận. Sở dĩ nói trùng này là nhẹ nhất vì gia đình có nhiều thời gian để đi cứu giải.
– Việc trùng nặng hay nhẹ do giờ của người chết trùng quyết định. Việc này nên nhờ các ông thầy hoặc các nhà sư cao tay xem cho. Vì vậy khi nhà có người mất thường nên đi xem ngay để nếu không may chết trùng gia đình còn kịp xoay xở.
*Cách giải:
– Nhà có người chết trùng phải lập tức gửi người đó lên chùa, tuy nhiên không phải chùa nào cũng giữ được vong chết trùng. Nó phụ thuộc vào sự linh thiêng của chùa và mức độ cao tay của vị sư trụ trì. Nếu trùng nhẹ các bạn có thể gửi lên một ngôi chùa nào đó gần nhà, các nhà sư sẽ hàng ngày đọc kinh niệm phật cho vong hồn siêu thoát (hay nói đúng ra là nhốt vong vào trong ngục, không cho đi lung tung kẻo quỷ sứ bắt được nó sẽ tra tấn và khai ra tên họ người nhà, càng những người hợp với vong chết trùng càng dễ bị bắt).
– Nếu trùng nặng, tôi khuyên chân thành bạn phải gửi ngay vào chùa Hàm Long, dù có ở trong Nam thì cũng nên cấp tốc đi máy bay ra mà gửi. Các chùa khác nổi tiếng về cái gì thì tôi không biết nhưng đệ nhất giữ vong phải là chùa Hàm Long (Ở Thành phố Bắc Ninh). Đây là ngôi chùa cổ mấy trăm năm nằm trên sườn núi, địa thế rất đẹp. Chùa có những cây cổ thụ cực to, và cũng là một trong những nơi đào tạo các nhà sư ở Việt Nam. Từ trong nam ngoài bắc trùng tang đều đem về đó gửi. Hàng ngày vào buổi sáng tôi thấy các nhà sư tụng kinh niệm phật cúng vong rất cẩn thận.
– Khi gửi vào chùa rồi, bạn có thể yên tâm ăn ngủ nếu thực hiện đúng các điều sau (các nhà sư chắc cũng sẽ nói lại cho bạn nếu bạn đến đó):
1- sau khi gửi lên chùa, ở nhà không được lập bàn thờ cúng bái người đã chết nữa kể cả ngày giỗ tết, vì có hương là có hồn, chỉ cần bạn đốt hương và đọc tên người chết thì đó coi như chìa khoá mở ngục cho vong thoát ra ngoài.
2- Khi đưa vong lên chùa phải nhờ người không phải là họ hàng, nếu nhờ được bạn bè là tốt nhất, còn nếu không cũng phải nhờ người bên họ ngoại. Vì vong chết trùng thường rất khôn ngoan, nếu thấy người quen đưa đi thì thường nó sẽ đi theo về hoặc tệ hơn là nó đã biết trước và không đi theo. Thế nên không nên bàn chuyện đưa tiễn vong lên chùa ở nhà người chết.
3- Sau khi nên mộ tròn tức là người chết đã về với tổ tiên, mới được thờ cúng lại bình thường.
* Có một nhà sư đã nói đặc điểm của người chết trùng (không phải ai chết trùng cũng có đặc điểm này, tôi chỉ ví dụ để bạn tham khảo thôi) là : dù có ốm thập tử nhất sinh người đó vẫn luôn tin mình sẽ sống (kể cả là ung thư giai đoạn cuối thì vẫn tin có phép tiên), nên nếu bạn có hỏi xem người ấy có muốn trăn trối gì không thì họ thường lảng tránh câu đó không muốn trả lời. Thêm nữa nếu mất trong khoảng giữa đêm hoặc gần 6h sáng thì cũng nên cẩn thận vì đó là giờ quan, nên đi xem xét cho cẩn thận kẻo bị trùng tang mà không biết.
* Ở chùa Hàm Long có các lá bùa để gia đình đeo vào trong khoảng 3 năm để tránh tai hoạ, tôi thấy một mặt là chữ nho một mặt là Phật bà.
* Rất tiếc là tôi không nhớ địa chỉ cụ thể, tuy nhiên bạn có thể đi đường cao tốc về thành phố Bắc Ninh, có 1 cái cầu vượt, tay trái đi vào thị xã, tay phải đi về phía chùa. Tuy nhiên chùa ở núi nên còn đi vào khá xa, tôi chỉ nhớ là có đi qua nhà máy kính nổi. Sau đó thì bạn hỏi đường tiếp nhé, vì nó khá nổi tiếng mà, với lại cũng có biển chỉ đường đi về chùa đó. Tôi đã đi nhiều chùa nhưng đó là ngôi chùa cổ u tịch nhất mà tôi biết, khi tôi đến đó thấy cả dãy dài ô tô từ tứ phương đổ về- thường là những người đi gửi vong chứ ít ai đi vãn cảnh chùa lắm có lẽ vì tâm lý đó là nơi giữ vong, mọi người đến thường xong việc đi luôn, chắc cũng vì sợ ở lâu chỉ thêm đau long do thương xót người đã mất. Các gia đình sau khi gửi vong thường chỉ thực hiện được một thời gian đầu những điều cần kiêng, sau vì thương tiếc người thân đã cúng lại vì sợ ma bị đói. Đây là điều cần hết sức tránh vì các nhà sư cúng bái còn cẩn thận hơn chúng ta nhiều. Có nhiều gia đình phải gửi đi gửi lại nhiều lần vì vong theo về, vì cúng khấn ở nhà. Vì vậy bạn nên tránh những điều tôi đã nói nhé.
Bạn ạ, chết trùng hoàn toàn có thể khống chế được nếu làm đúng cách. Vài điều nhắn gửi, mong gia đình bạn bình an.”
“Theo quan niệm của lịch số Trung Hoa và trong dân gian nói chung thì ngày trùng tang là ngày đại kỵ trong việc an táng, chôn cất. Ngày này còn có tên là ngày cướp sát. Cách tính ngày trùng tang như sau:
Đối với tuổi Thân,Tý ,Thìn kỵ Tỵ: Có nghĩa là người chết tuổi Thân hay tuổi Tý hoặc tuổi Thìn mà mất vào năm Tỵ, tháng Tỵ, ngày Tỵ và giờ Tỵ là bị chết vào ngày trùng tang, tuyệt đối tránh an táng vào ngày Tỵ. Tương tự như thế đối với các tuổi Tỵ, Dậu, Sửu kỵ Sửu, Dần, Ngọ, Tuất kỵ Hợi, Hợi, Mão, Mùi kỵ Thân. Những ngày trùng tang này rất hiếm trong năm.
Theo quan niệm dân gian, nếu chôn cất vào những ngày trùng tang này thì sau khi an táng xong, một thời gian ngắn sau có thể những người khác trong thân tộc sẽ chết theo. Trong trường hợp khoảng vài tuần, vài tháng hoặc trong vòng ba năm có nhiều người chết liên tiếp thì bị trùng tang liên táng.
Ngày trùng tang (trùng nhật) là ngày Dần, Thân, Tỵ, Hợi cùng trùng ngày, trùng tháng và trùng năm. Như ngày Dần, tháng Dần và năm Dần; ngày Thân tháng Thân và năm Thân… gọi là những ngày trùng. Vào những ngày trùng, kiêng kỵ tẩm liệm, chôn cất và cải táng. Người chết với bất cứ tuổi nào cũng đều xung kỵ ngày này. Trong dân gian tin rằng nếu chôn cất vào ngày trùng ắt sẽ có một người thân bị chết theo, tuy vậy vẫn nhẹ hơn trùng tang liên táng.
Đối với Phật giáo thì sống chết là chuyện thường nhiên, do nghiệp lực của tự thân mỗi người chi phối. Sống và chết chỉ là hai hiện tượng trong tiến trình luân hồi bất tận. Nghiệp tuy có chung và riêng, song nghiệp riêng vẫn giữ vai trò chủ động, quyết định và có tính cách độc lập, không ai có thể thay thế cho ai. Vì thế, Phật giáo không có quan niệm về ngày trùng tang, trùng nhật và hoàn toàn phủ nhận việc ngày giờ chôn cất của một người mà có thể ảnh hưởng đến sự sống chết của người khác.


Tuy nhiên, vì tập tục này ăn sâu vào tâm thức mọi người nên một vài nơi, trong tinh thần phương tiện, nhà chùa vẫn khuyên các Phật tử không an táng thân quyến vào những ngày trùng, nhằm giúp họ an tâm để chu toàn tang lễ đồng thời nỗ lực cầu nguyện, khai thị, làm phước hồi hướng cho hương linh. Đây mới là những điều cần làm để ” âm dương lưỡng lợi” theo quan điểm Phật giáo.”
Trùng tang liên táng hoàn toàn có thật, bản chất của sự việc này ra sao thì chưa có một nghiên cứu nào khả dĩ có thể giải thích được. Trong quá trình nghiên cứu về hiện tượng này, dienbatn cho rằng đó tương tự như một loài vật sống ký sinh trên xác người chết phạm vào giờ trùng. Đó chính là một trường năng lượng xấu tồn tại cùng với trường năng lượng của người chết phạm trùng. Vì lý do ” Đồng thanh tương ứng – Đồng khí tương cầu ” hay hiện tượng cộng hưởng tần số. Theo Giáo sư Nguyễn Hoàng Phương: Trước hết vì trong mối quan hệ này không có sự tiếp xúc xác thịt trực tiếp giữa hài cốt người chết và tần số của Trùng, nên tất yếu phải có phần sóng vô hình của cả đôi bên tham gia vào. Đó có thể là một hiện tượng cộng hưởng sóng mang tính chất huyết thống, dòng họ. Do tần số đôi bên có thể khác nhau nhiều, nên trong lý thuyết về Nhạc, loại cộng hưởng này mang tên cộng hưởng Harmonic (Tần số này là bội số của Tần số kia). Đó là cơ chế cộng hưởng Harmonic hình thái huyết thống. Chính điều này cũng giải thích được hiện tượng chỉ có những người cùng huyết thống với người chết phạm phải giờ trùng tang liên táng mới bị, còn những người khác và con Dâu, con Rể cùng sống trong gia đình không bị ảnh hường .

Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2022

TÂM KIÊU MẠN

 TÂM KIÊU MẠN

Theo nhân quả, ai kiêu căng nghĩ mình cao, người ấy sẽ rơi xuống thấp. Thế nào là rơi xuống thấp? Có bốn dấu hiệu:
- Thứ nhất là nhan sắc suy giảm. Gương mặt xấu dần.
- Thứ hai tài năng, sự thông minh suy giảm. Công việc ta làm không còn hiệu quả nữa.
- Thứ ba là nhân cách suy giảm. Ta bắt đầu bỏn xẻn, ích kỷ, gian tham một chút. Tuy không vi phạm luật pháp nhưng phạm vào luân lý, cũng khiến người khác chê cười.
- Mức độ thứ tư là vi phạm luật pháp. Ta bắt đầu làm những chuyện tàn ác, đồi bại, vi phạm pháp luật, quyền công dân và danh dự đều mất, phải vào tù, thậm chí đọa địa ngục sau khi chết.
Đây là hệ quả đau đớn nhất, chỉ vì trong tâm có tự cao mà không kiềm chế trừ diệt được. Trong thẳm sâu, kiêu mạn luôn chi phối tâm hồn ta, những ý niệm tự khen mình liên tục sôi trào, rất khó trừ diệt. Chúng ta chiến đấu cho đến ngày chứng A La Hán thì kiêu mạn mới thật sự chấm dứt.
... ngày ngày ta hãy quỳ trước Phật và tâm nguyện: “Xin Phật gia hộ cho con lúc nào cũng biết rằng mình kém dở, xin gia hộ cho con thấy được cái hay của mọi người mà con yêu thương quý trọng”.
Kiên trì suốt ba năm như vậy thì nhân quả mới hình thành, sự gia hộ của chư Phật sẽ theo ta hết kiếp này đến kiếp kia, gìn giữ cho ta cái tâm khiêm tốn, cho đến khi chứng Thánh quả. Đừng ai cho rằng tự mình có thể tốt được, bởi đây cũng là ý nghĩ khởi lên từ cái tâm kiêu mạn.
...
Vô minh nên dễ xem thường
Biết rồi rất sợ vướng đường kiêu căng
Vướng rồi mọi lỗi đều tăng
Phước tàn, thân phận chỉ bằng thú hoang.
Mỗi ngày cúi lạy Phật tràn
Xin tâm khiêm hạ muôn ngàn kiếp sau
Chưa vô ngã được, dám đâu
Một giây kiêu mạn khổ sầu rất lâu
ST.


NGHIỆP ĐÃ IN DẤU VẾT LÊN HÌNH DÁNG CON NGƯỜI!

   Các nhà xem tướng số đã căn cứ vào hình tướng và sắc khí để đánh giá cuộc đời của một người. Họ có thể biết người đó thọ hay yểu, giàu hay nghèo, trí tuệ hay đần độn... Đối với những nhà tướng số giỏi họ có thể đọc được 60% cuộc đời của con người hiện ra trên hình thể. Như vậy có sự tương quan giữa Nghiệp Báo và tướng mạo. Nghiệp đã in dấu vết lên hình dáng con người!

Ví dụ một người trong quá khứ đã từng nóng nẩy, hung dữ làm hại kẻ khác. Qua đời này người đó sẽ phải chịu một tai nạn thảm khốc. Nghiệp đã quy định như vậy. Song song với sự an bài của nghiệp, trên gương mặt họ, dấu vết của sự hung dữ còn in trên đôi mắt. Các nhà tướng số nhìn thấy “hung quang” lộ trên đôi mắt và kết luận rằng kẻ này phải chịu một tai nạn nặng nề. Và đúng như thế tai nạn đã xảy ra.
Ví dụ, một người trong quá khứ từng giúp đỡ mọi người, làm cho mọi người được vui vẻ, bình yên, vững tâm. Qua kiếp này người đó cũng trở thành một kẻ giàu có sung sướng. Bên cạnh sự an bài của nghiệp, gương mặt họ còn hiện ra vẻ độ lượng, vui tươi, vững tâm, bình tĩnh trên ánh mắt, miệng cười, dáng điệu khoan thai, sắc da tươi nhuận. Nhà tướng số nhìn thấy biểu hiện đó và nhận định rằng kẻ này sẽ trở nên giàu có. Sự thật đã đến đúng như dự đoán.
Các nhà tướng số còn đọc được rất nhiều dấu hiệu tinh tế khác để nhận định về con người, ví dụ như đôi tai to là dấu hiệu thọ, tai dày là sung mãn tài vật, răng trong đẹp là phú quý, hàm tròn đầy là phước về hậu, hàm tóp nhỏ là yểu hay cơ cực lúc già, lông mày gần mắt là người hẹp hòi, trán rộng là vinh hiển sớm, mũi to đầy kín là tạo được sự nghiệp lớn...


Thứ Hai, 18 tháng 7, 2022

Các cụ ta dặn chẳng thừa: Người hai má không có thịt không nên kết giao, ai cũng phải nhớ

 Nếu bạn gặp một người có hai má và hõm không có thịt, tốt nhất không nên chơi và tiếp xúc với họ, bởi vì loại người này có thể không phù hợp để kết bạn, vậy tại sao người xưa lại nói vậy.

Người có gò má hõm nên tránh xa

Người không có thịt trên má thường giống như là một tên trộm. Điều này cũng dựa trên kinh nghiệm. Việc thiếu thịt ở hai má cũng là một khuôn mặt xấu trong sinh lý học. Việc không có thịt ở hai má cho thấy người đó có điều kiện sống kém và không đủ dinh dưỡng, vì vậy những người ở trạng thái này có thể thích tham lam và rẻ tiền.

Nếu bạn phải đối mặt với lợi ích, anh ta có thể không tử tế, vì sở thích phản bội bạn bè, đó là lý do tại sao nói không phù hợp để làm bạn.

Trong nghiên cứu của nhiều học giả vĩ đại cũng đề cập rằng: Những người có ngoại hình như vậy nói chung là cay đắng và khắc nghiệt, khiến mọi người cảm thấy khó chịu.

Vào thời cổ đại, năng suất kém và điều kiện sống của người dân không được tốt lắm. Những người béo tốt thường được coi là may mắn "béo và phước".

nguoi-ma-hop
Ảnh minh họa.

Mặc dù béo là một phước lành, nhưng nếu quá béo cũng là không tốt, vì vậy sau này mới có câu tiếp theo, sau câu "Hai má không có thịt" là câu mặt ngang cũng được coi là tướng xấu.

Người có khuôn mặt thịt ngang là gì? Không phải do béo phì gây ra, bởi vì nếu nguyên nhân là do béo phì, hầu hết những người này lại rất dễ thương. Nhưng khuôn mặt thịt ngang" ở đây đề cập đến cơ mặt. Bởi vì những người này thường có những biểu hiện dữ. Do vậy, theo thời gian, một khuôn mặt ngang cũng được hình thành và cho là xấu.

Mặc dù lời nói của tổ tiên nghe rất đơn giản, nhưng những câu nói này đều từ đúc rút kinh nghiệm, có hàm ý và đầy trí tuệ.

Ngoài ra, có một vài tiêu chí dưới đây sẽ giúp bạn lọc ra những người không đáng tin cậy trong cuộc sống.

Người coi bạn như "chiếc lốp dự phòng": Với kiểu người này, lợi ích lớn hơn tất cả mọi thứ. Kết giao với những người này sớm muộn cũng sẽ bị bán đứng, bởi trong thế giới của họ, bạn bè chỉ là "chiếc lốp dự phòng" khi cần thiết.

 

Những người chỉ hứa suông: Lời hứa được thực hiện giống như danh dự của mỗi người. Một người luôn thất hứa dễ dàng và nhiều lần thất hứa thì không đáng để ai tin tưởng.

Người sống hai mặt: Kiểu người này trước mặt và sau lưng là hai người khác nhau, tuyệt đối không nên kết giao chứ chưa nói đến tin cậy.

Nịnh bợ kẻ mạnh và chà đạp kẻ yếu: Những người luôn giỏi nịnh bợ kẻ mạnh và chà đạp ức hiếp những người yếu thế là dạng người không đáng tin cậy nhất.

nguoi-ma-hop0

Người thích khoe khoang: Người thích khoe khoang bản thân thường khó hết lòng sống với chính người thân của họ chứ chưa nói gì đến bạn bè. Làm bạn với những người này sẽ rất khó chịu và phiền toái.

Những người không ổn định về cảm xúc: Sự ổn định về cảm xúc không đơn thuần chỉ là cảm xúc cá nhân mà còn thể hiện khả năng đáng tin cậy hay không. Những người không ổn định về cảm xúc thường có tâm lý thất thường, giống như "quả bom hẹn giờ", sẵn sàng nổ tung bất cứ lúc nào.

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2022

CẢ ĐỜI BÁI THẦN, VẪN THIẾU MỘT NÉN NHANG

  Tử Kính (dịch)

Trong đại điện của một đạo quán nguy nga, một thiếu niên đang hướng về phía tổ sư kính hương cầu nguyện. Anh cắm ba nén nhang vào lư hương, nhỏ giọng cầu nguyện: “cầu nguyện tổ sư phù hộ cho con khoa cử trúng, gia quan tiến tước, báo quốc hoàn hương. “nói xong lại quỳ lạy vài lần, lúc này mới đứng dậy rời đi.

Tổ sư nhìn thiếu niên phía dưới cười mà không nói, Kim Đồng bên cạnh hỏi: “Tổ sư, thiếu niên này mười phần thành kính, lòng thành thiện nguyện, vì sao người không ban ân điển?” Tổ sư lại cười, chậm rãi nói: “còn thiếu một nén nhang. ”

“Thiếu một nén nhang?” Kim Đồng nhìn ba nén hương vẫn còn phảng phất trong lư hương, trầm tư không hiểu.

Chớp mắt đã qua mười năm, thiếu niên ngày nào nay đã trưởng thành thành thanh niên tuấn tú, tư thế oai hùng bừng bừng. Khoa cử năm đó tuy rằng anh ta vẫn chưa trúng, nhưng ngược lại đầu bút tòng cầu, trở thành một viên võ tướng, dưới quân trung lập chiến công hiển hách. Lần này trở về quê hương, chính là đặc biệt trở về làm đám cưới.

Thanh niên ngày nào, giống như trước đây, thắp lên ba cây đàn hương, cung kính quỳ lạy nói: “cầu tổ sư phù hộ hạ quan kết nhân duyên, thê tử hiền lành, vợ chồng hòa thuận. Nói xong lại cung kính dập đầu bái lạy.

Kim Đồng nhìn thấy hết sức cảm khái, quay đầu lại nhìn thấy tổ sư vẫn cười mà không nói, không khỏi nói: “Tổ sư, vì sao ngươi lại không cho ban cho hắn thành ý nguyện?” Tổ sư cười nói: “vẫn còn thiếu một nén nhang. ”

Đảo mắt lại qua mười năm, thanh niên đã bước vào tuổi trung niên, lúc này anh ta vào đạo quán đại điện, trên trán đã mơ hồ hiện ra mấy đạo nếp nhăn. Bởi vì bị thê tử gia tộc liên lụy, đại tướng quân ngày xưa uy phong lẫm lẫm, lúc này đã bị giáng chức làm tiểu úy địa phương, buồn bực mà không có chí.

Nay đã đến tuổi trung niên, ông thắp hương dập đầu, thấp giọng cầu nguyện, cầu nguyện cho con cái của mình có thể phấn đấu đọc sách, hoàn thành sự nghiệp còn dang dở của mình. Kim Đồng nhìn hắn, lại nhìn tổ sư cười mà không nói, trong lòng thở dài: “rốt cuộc vẫn còn thiếu một nén nhang.

Lại qua mười năm tiếp theo, người trung niên đã dần dần phát triển bước vào tuổi già. Lúc này hắn sớm đã giải giáp quy điền, an cư ở nông thôn, không còn nguyện vọng lớn như trước nữa.

Lúc này, tuổi đã già cung kính bước vào Đạo quán thắp lên ba nén đàn hương, dập đầu bái lạy nói: “Tổ sư, lúc trước đến ước nguyện ngài chưa từng thỏa mãn ta, nhưng lần này lại xin ngài nhất định có thể thành toàn hiếu tâm của ta. Nhớ năm đó cha tôi mất sớm, là mẹ già trong nhà vất vả nuôi nấng tôi trưởng thành. Hiện giờ cao đường tuổi tác đã cao, chỉ mong lão nhân gia thân an vô sự, nay chỉ cầu như vậy thì không còn cầu gì nữa. ”

Kim Đồng nghe vậy rất vui mùng và cảm động, nghe nói như vậy đã không đành lòng. Quay đầu đi xem tổ sư, lại phát hiện tổ sư đã lộ ra vẻ tươi cười, khẽ gật đầu nói: “vậy thì như ngươi mong muốn. ”

Lão nhân đi ra khỏi đạo quán, còn chưa về đến nhà, tin vui đã truyền đến từ xa, hai đứa con trai của hắn thế nhưng đồng thời văn võ trạng nguyên đứng ở triều đình, hơn nữa triều đình còn ban chiếu thư, rửa sạch oan khuất của hắn, để cho hắn phục hồi vị trí, lại thăng cấp ba.

Nhưng lần này, ông ta cuối cùng đã không muốn đi nhậm chức. Ông đã quyết định ở nhà và chăm sóc người mẹ già của mình kể từ đó. Về phần trong Đạo quán đại điện vì mẫu thân cầu nguyện một nén nhang kia, đương nhiên không thể không ban cho điều ước nguyện


Thứ Năm, 28 tháng 4, 2022

BÙA CHÚ CỦA NGƯỜI THỢ.







 BÙA CHÚ CỦA NGƯỜI THỢ.

 Người thợ thường dùng bùa chú ở những nơi không có người,  để người khác không nhìn thấy được. Khi giở Bùa chú phải nhìn chăm chú vào lá bùa sau đó mới được thực hiện.

BÙA ẾM ĐẤT.


BÙA PHÁ CHO VỢ CHỒNG ĐÁNH LỘN.





BÙA THƯ CHO ĐIÊN.


3/PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÙA CỦA CHỦ NHÀ.
Khi làm nhà, thợ đá , thợ xi măng và thợ mộc thường làm các loại bùa để đầu độc , yểm ma hoặc làm hại chủ nhà. Để hóa giải , vào ngày bắc xà( gác đòn dông -dienbatn), phải dùng 3 thứ súc vật trâu, dê , lợn để làm đồ lễ tế, ngoài ra phải chuẩn bị một bức hoành phi, báo cáo lên các vị Tướng, Thần và vị Sư Tổ Lỗ Ban rồi bí mật viết nội dung một lá Bùa với câu niệm chú : " Ác tương vô tri, cổ độc yểm ma, tự tác tự đương, chủ nhân vô thương " Sau khi niệm thầm xong 7 lần, người thợ làm lá bùa hại người đó sẽ gặp tai họa. Ngoài ra còn phải niệm :" Ngã phụng Thái Thượng lão quân sắc lệnh, tha đích chế tác đối ngã một hữu phòng ngại, nguyện bách vật hóa vi cát tường, cấp cấp luật lệnh ". Sau đó đem lá bùa đốt ở chỗ không có người, không được để cho người khác nhìn thấy, giấu màu đen vàng và máu chó vào trong rượu, khi bắc xà , đem rượu này rắc lên đầu người thợ , rắc liên tiếp 3 chén, rượu còn lại chia cho thợ thuyền cùng uống. Như vậy người thợ yểm bùa, yểm ma sẽ phải chịu hậu quả từ chính hành động của mình, trong khi mọi việc của chủ nhà vẫn có thể gặp may mắn và thuận lợi.

( GIẢI THÍCH ) .
Phép thuật do những người thợ thực hiện thường có thể khiến cho chủ nhà nảy sinh áp lực về tâm lý , vì vậy thời xưa khi xây nhà , sau khi chủ nhà và thợ phát sinh ra mâu thuẫn , chủ nhà sợ thợ cố ý dở trò ma mãnh trong quá trình xây dựng nên đã áp dụng biện pháp giải bùa như trên. Có một cách giải bùa khác nữa là : Chủ nhà vừa cầm một chiếc rìu gõ vào một thanh gỗ đặt giữa nhà và niệm chú : " Đảo hảo, đảo hảo , trụ thử trạch nội, thế thế ôn bão ".
Sau khi xây xong toàn bộ ngôi nhà , chủ đặt một chậu nước ở trong phòng, tất cả mọi người ở trong nhà đều cầm một cành liễu, nhúng vào nước rồi vẩy quanh phòng, vừa đi vừa niệm thần chú : " Mộc lang mộc lang, viễn khứ địa phương, tác giả tự thụ, vi giả tự thường, sở hữu yểm ma, vu ngã vô can, Cấp cấp như Thái Thượng Lão Quân lệnh sắc ".
Vào thời xa xưa, bùa chú bị cho là có sức cảm ứng, hoặc lệnh cấm đối với quỷ thần hoặc giới tự nhiên, Khi thực hiện bùa thuật, Đạo sĩ thường dựa vào một số vật môi giới nào đó, chẳng hạn như nước bùa. Người xưa cho rằng, những thứ đã qua làm phép thuật này, cũng có ma lực của bùa thuật.
Bùa chú được vận dụng rông rãi trong Đạo giáo. Bùa chú của Đạo giáo thường dùng những từ ra lệnh như " như luật lệnh", "cấp cấp như luật lệnh". Thái Thượng Lão Quân cấp cấp như luật lệnh ",...
Nguyên nhân là do Đạo giáo được thành lập từ đời nhà Hán,  các chiếu thư và bài hịch đời nhà Hán thường có các từ :"như luật lệnh". "như luật lệnh" có ý chỉ việc chấp hành pháp lệnh, về mặt ngữ khí , cụm từ này mang ý nghĩa " kẻ phạm luật phải bị truy cứu đến cùng ". Những cụm từ chính thức mô tả quyền uy của pháp luật và chính lệnh trước hết được tiếp nhận bởi các thày cúng dân gian, sau đó được truyền lại cho dân gian.
Trong nghi thức thực hiện pháp lệnh của Đạo giáo, người ta thường đọc các câu bùa chú, bấm ngón tay niệm thần chú hoặc Bộ Cương....chúng cùng với thư phù trở thành một thủ đoạn cơ bản của Đạo pháp. Bản thân những phép thuật này , có tác dụng giúp đỡ con người duy trì được sự cân bằng về tâm lý và niềm tin vào cuộc sống, trước sức mạnh phi thường không thể khống chế.
Trong " Đẩu pháp" giữa những người thợ và chủ nhà , ta có thể thấy rất nhiều yếu tố mê tín.
 Bách Giải Tà Pháp phù.




 Loại bùa này được viết bằng nguyên liệu màu hồng, sau đó được đem dán lên xà chính.
Phương pháp vẽ bùa bằng chu sa: Trước tiên viết tên người trong nhà vào trong phần vòng tòn màu đen, sau khi viết xong lại dùng mực xóa sạch, dùng tay trái dán bùa , trèo thang lên dán vào xà chính, khi dán không được nói chuyện phiếm với người khác . Dán xong xuống thang , bày Thanh Long Thần vị và trà , gạo, thức ăn, tiếp đến là hoá vàng( đốt tiền giấy ), sau đó làm yên lòng các bậc Tiên , Thánh trong gia môn, đón Thổ địa, Táo quân về an vị, niệm :'An gia đường chân ngôn ".
 Trấn Trạch An Gia Pháp 
Khi mới chuyển đến 1 nơi ở mới hoặc căn nhà mới, nếu muốn tránh các 
loại pháp thuật của Tà Sư ( thầy mo ) có thể dùng “Đế Tổ Trấn Trạch An 
Gia Pháp ” để hóa giải Tà Sư pháp, đối với chủ nhân không hề có hại mà 
lại giúp cho gia đình vô cùng êm ấm. 
Trong phòng kín thắp hương bắt quyết Thỉnh Sư, để câu thông, sau đó 
dùng bút lông Dê vẽ “ Trấn Trạch An Gia Phù ” 1 đạo. 



Vẽ xong tay trái cầm Phù, sau đó dán lên giữa tường, đốt 3 nén hương, 2 tay chắp lại thành tâm khấn niệm “ An Gia Chân Ngôn ”   
An Gia Chân Ngôn. 
 Thiên dương địa âm.    Tam khí hóa thần.            Tam quang phổ chiếu. 
Cát huy lâm môn.         Hoa hương tán sắc.          Thiên lạc diệu âm. 
Hoan thỉnh gia bảo.      Tư mệnh lục thần.            Vạn niên hương hỏa.   
Vĩnh trấn gia đình.        Chư tà mạc nhập.             Thủy hỏa nán xâm. 
Môn thần hộ vệ.            Sa quỷ chư tinh.               Thần uy quảng đại. 
Chính đại quang minh         Thái ất sắc mệnh.       Vĩnh bảo an môn.  
An thần kỉ bế.                 Vĩnh viễn đại cát. 
Chân ngôn niệm 3  lần xong, chân đứng Cương Bước,  tay  trái chắp Lôi Quyết, đặt vào eo  trái,  tay phải chắp Kiếm Quyết đối chuẩn với   “ Trấn Trạch An Gia Phù ” để thư hiệu lệnh phù, hoàn thành việc thi hành pháp. 
                                     
“ Thái Tuế” tức là Tuế Tinh cổ đại thiên văn học, nhà xem tướng số cho rằng Thái Tuế tức là có Tuế Thần, các nơi sở tại và nơi tương phản, đều phải cấm kỵ, tránh nơi không may mắn. tinh mệnh gia cho rằng Thái Tuế là vận mệnh của người chủ, đem  sinh niên  thái  tuế gọi  là “ đương  sinh thái  tuế”. Lấy chủ  làm  sinh mệnh cuối cùng,  thái  tuế  luân chuyển hàng năm gọi  là “ du hành  thái  tuế”. Tai họa chính của một năm,  tục ngữ có câu”  thái  tuế đương đầu  tọa, phi  tai biến  là họa”, có  thể  thẩy hàng năm nếu như gặp thái tuế thì những năm này không cát lợi. dân gian thường có câu” thái tuế đầu thượng bất khả động thổ”, ý là nơi hung tàn mà thái tuế ở, nếu như động thổ hưng kiện thì sẽ tạo ra tai họa,  xung phạm đến thần sắc, nhân  đinh  hại bệnh,  gia  trạch bất  an,  cách  hóa  giải  tốt nhất  là  vận dụng ngũ tông “ Thái Tuế An Trấn Pháp” 
Phương Pháp Cung Phụng Thái Tuế. 
- Mặt quay về hướng Đông chân bước Cương Bộ, bắt Thỉnh Sư Quyết, dùng bút  lông, mực đen viết  lên giấy đỏ,  trên đó vẽ “ Thái Tuế Phù ” 1 đạo, viết  tên của Thái Tuế Tinh Quân năm nay, ở  trên Phù bên  trái ghi ngày, tháng, năm, sinh ( Chủ Hộ ) chọn lấy 1 ngày đại cát, đại lợi, trong tháng giêng mà dán vào giữa nhà, mỗi  tháng vào ngày 15 âm  lịch, dùng nước, hương, hoa, quả mà cúng lễ, trong lòng tâm niệm khấn. 
 “ cẩn thỉnh thái tuế tinh quân xxx, đáo thử trấn trạch, thiên cung tứ phúc trấn  trạch  quang minh,  chiêu  tài  tiến  bảo,  hợp  gia  bình    an,  tín  sỹ  xxx thành tâm cung thỉnh” niệm 3 lần, sau đó khấn 3 lễ. 
Tạ Thái Tuế Pháp. 
Hàng năm vào ngày 24 tháng 12 âm lịch, trước Thái Tuế Phù, đốt nhang, đốt nến, tâm thành kính tạ niệm chú “ cẩn tạ thái tuế tinh quân xxx, đáo thử  trấn  trạch,  thiên cung  tứ phúc,  trấn  trạch quang minh, chiêu  tài  tiến bảo, hợp gia bình  an, tín sỹ xxx thành tâm cung thỉnh” niệm 3 lần, sau đó khấn 3 lễ. sau đó lấy bùa ở nơi thanh tĩnh thiêu đốt cùng với nhang, nến, tiền vàng. 
Công Dụng Cúng Lễ. 
Cúng lễ “ bùa thái tuế trấn trạch an gia”, có thể chiêu phúc nạp cát tường, hoang nghênh niềm vui,  làm cho gia  trạch an vui,  trong nhà hòa hợp, ra vào bình an,  làm ăn hưng  lợi, ngũ  tục phong đặng, gia súc đầy đàn,  tiền tài đầy nhà, sức khỏe trường thọ. 


PHƯƠNG PHÁP GIẢI TRỪ TAI ƯƠNG CHO GIA TRẠCH CÓ NHIỀU QUỶ THẦN VÀ TAI HỌA.

 Khi trong nhà có nhiều quỷ thần , tai họa hoặc có tà thần dã quỷ do người ngoài từ nơi khác đem tới, người trong nhà có thể sẽ bị quỷ thần làm cho mê muội hoặc gây tai họa, tà quỷ ẩn dấu hình dáng , tác oai tác quái , thoắt ẩn thoắt hiện từ nơi này sang nơi khác , giả làm miệng người bệnh, đòi ăn , đòi uống. Nếu thấy xuất hiện tình trạng này có thể dán 12 lá bùa, tính theo phương của tinh bàn . Dán bùa theo phương pháp này , tai họa do ma tà gây ra sẽ nhanh chóng tự rời bỏ và bị loại trừ vĩnh viễn, từ đó, vật bị ma quỷ làm cho điên loạn sẽ không thể gây ra tai họa cho chủ nhà .
 Phương pháp xác định kết cấu và phương tinh bàn trên đều là phương pháp dán bùa. Giả dụ như trong một năm trước Lập xuân, chia thành tiết khí của 12 tháng, khi Lập xuân đi qua, tức là vào tháng Giêng, thì lá bùa đầu tiên sẽ được dán ở phương chính Đông.Nếu không gặp được Lập xuân thì bắt đầu dán ở phương Đông Bắc. Dán ở các phương chính Đông, chính Tây , chính Nam , chính Bắc mỗi phương 2 lá bùa, các phương Đông Nam , Đông Bắc, Tây Nam,Tây Bắc, mỗi hướng dán một lá , không được dán sai. Ner61u dán sai thì lá bùa dán không còn tác dụng.
Ngũ lôi Địa chi linh phù được thu thập và biên soạn trong sách gốc sau : Vạn linh bảo phù - loại phù dùng để hóa giải những vật bị quỷ thần mê hoặc.

Câu niệm chú : Hống hống ni am kha( ha) hạ ma ca mu khiếu thạch diệp cấp cấp như tát công chân nhân luật lệnh "
Trong đó có thêm 5 bùa Ngũ lôi , với câu thần chú : Xuất ".

BÙA   TRỊ ĂN TRỘM.
Dán cửa.

TRỪ ĂN TRỘM.
Chôn tại chỗ lỗ ăn trộm chui vào.
Vái : Cửu Thiên Huyền nữ - Lỗ ban Tổ sư – Trương Thiên sư- Thập nhị thời thần và Tổ ăn trộm là Trần Thị Thiệt.

Năm chữ bùa trừ ăn trộm ếm chung.
Chú : 
Bốt thăng băn chắc Khu ma sa tế.
 – Thăng băn ban chắc Khu ma sa tế.
– Sắp ben lăng chắc Khu ma sa tế.
 – Cà len băng chắc Khu ma sa tế.

BÙA DÁN CỬA AN GIA TRẠCH.


BÙA TRẤN TRẠCH BÌNH AN.


BÙA TRỪ ĂN TRỘM.
Bùa vẽ vào giấy dán 4 đầu kèo.
Chú : cốt chi a cú – cốt chi a đâm bê – cốt su a lai ít – la ít hộ ( 7 biến ).


BÙA TRỪ TRỘM.
Vẻ bùa chôn tại lỗ trộm đào, đầu bùa quay vào nhà lấy đất lấp lại.
Chú : Khai Thiên môn , bế địa hộ , khai nhân mông, bế ám quỷ lộ. Lãnh lôi binh, danh lôi tổ. Khai nhân hình đáo oan nợ. Ngô phụng Lô ban tiên sư , chư tướng tốc đáo linh phù trợ ngã. Thiên hôn địa ám- cấp cấp như luật lệnh – y kỳ như lực lệnh.


BÙA ẾM.
Họa vào cột giữa nhà thường thấy ma quỷ.

© Copyright 2016 by Thien Uy. All rights reserved.
® Center for Applied Research Feng Shui Thien Uy holds the copyright to the content of this website.
Email: masterthienuy@gmail.com; director@thienuygroup.com

DirectorLiz Quiehui- Center for Applied Research Feng Shui Thien Uy

Disciple of Taoist

Adress: 12 Ubi Crescent, #04-66 Ubi Techpark (Lobby D), Singapore 408564, Tel:

TRỞ VỀ WEBSITE CHỦ