TÂM KIÊU MẠN
Theo nhân quả, ai kiêu căng nghĩ mình cao, người ấy sẽ rơi xuống thấp. Thế nào là rơi xuống thấp? Có bốn dấu hiệu:
- Thứ nhất là nhan sắc suy giảm. Gương mặt xấu dần.
- Thứ ba là nhân cách suy giảm. Ta bắt đầu bỏn xẻn, ích kỷ, gian tham một chút. Tuy không vi phạm luật pháp nhưng phạm vào luân lý, cũng khiến người khác chê cười.
- Mức độ thứ tư là vi phạm luật pháp. Ta bắt đầu làm những chuyện tàn ác, đồi bại, vi phạm pháp luật, quyền công dân và danh dự đều mất, phải vào tù, thậm chí đọa địa ngục sau khi chết.
Đây là hệ quả đau đớn nhất, chỉ vì trong tâm có tự cao mà không kiềm chế trừ diệt được. Trong thẳm sâu, kiêu mạn luôn chi phối tâm hồn ta, những ý niệm tự khen mình liên tục sôi trào, rất khó trừ diệt. Chúng ta chiến đấu cho đến ngày chứng A La Hán thì kiêu mạn mới thật sự chấm dứt.
... ngày ngày ta hãy quỳ trước Phật và tâm nguyện: “Xin Phật gia hộ cho con lúc nào cũng biết rằng mình kém dở, xin gia hộ cho con thấy được cái hay của mọi người mà con yêu thương quý trọng”.
Kiên trì suốt ba năm như vậy thì nhân quả mới hình thành, sự gia hộ của chư Phật sẽ theo ta hết kiếp này đến kiếp kia, gìn giữ cho ta cái tâm khiêm tốn, cho đến khi chứng Thánh quả. Đừng ai cho rằng tự mình có thể tốt được, bởi đây cũng là ý nghĩ khởi lên từ cái tâm kiêu mạn.
...
Vô minh nên dễ xem thường
Biết rồi rất sợ vướng đường kiêu căng
Vướng rồi mọi lỗi đều tăng
Phước tàn, thân phận chỉ bằng thú hoang.
Mỗi ngày cúi lạy Phật tràn
Xin tâm khiêm hạ muôn ngàn kiếp sau
Chưa vô ngã được, dám đâu
Một giây kiêu mạn khổ sầu rất lâu
0 comments:
Đăng nhận xét