Trong xã hội Trung Quốc xưa, "vu thuật" (đồng cốt, bùa chú) rất thịnh hành. Đặc biệt, có 1 loại được gọi là "cổ thuật" đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người.
Trung Quốc có những vùng đất nổi tiếng với những vu thuật đáng sợ hại người. "Cổ thuật" dựa vào nhiều loại sinh vật như rắn, ếch, chim, mèo… dùng để sai khiến, hạ độc, thậm chí hại chết người khác.
Cuốn "Chu lễ" từng đề cập tới cách giải trừ cổ thuật. Từ đó có thể thấy, loại thuật này từ sớm đã rất thịnh hành trong các triều đại phong kiến Trung Quốc. "Chu dịch" cũng có một quẻ mang tên "cổ quẻ".
“Cố thuật” là loại thuật đã bắt đầu từ thời khai sinh của văn minh Hoa Hạ. Trong đó có hai cách hạ “cổ” được biết đến nhiều hơn cả là sử dụng “cổ trùng” và “dưỡng ngao”. Trong đó, hai cách hạ "cổ" được biết tới nhiều hơn cả là sử dụng "cổ trùng". Loại trùng này thường mang trên mình độc dược cực mạnh, được nuôi dưỡng bởi các vu sư.
Nuôi Cổ trùng
Truyền rằng tài nuôi cổ của người Miêu ở Tương Tây cực kì nổi tiếng, thần thông quảng đại, chỉ một con sâu nhỏ có thể làm người ta phát điên, thậm chí toàn thân thối rữa. Trong văn hiến từng ghi nhận có vô vàn loài cổ khác nhau và cách dùng khác nhau.
Theo "Thông chí lục thư lược" của tác giả Trịnh Triều đời nhà Tống, người xưa tạo "cổ trùng" bằng cách đem tất cả những loại côn trùng có độc, bỏ vào một cái vò, để cho chúng cắn xé lẫn nhau. Sau cùng sẽ chỉ còn lại một con sống sót thì lấy con côn trùng ấy làm "cổ" gọi là “cổ mẫu”.
“Cổ” là do mãnh trùng tạo thành, vốn chỉ những con trùng sống sót hoặc bị những thứ bị trùng ăn. Từng bước nói rõ ra, ngũ cốc thối rữa sinh ra trùng cùng với thông qua nhũng thứ vật chết biến thể khác mà hình thành trùng cũng được gọi là “cổ”. Những “cổ” bị cho là có tính chất biến ảo khó lường cùng độc tính không giống bình thường có thể được gọi là “cổ độc".
Có vài người tạo "cổ" nhấn mạnh phải vào ngày 5 tháng 5 âm lịch (ngày đoan ngọ) để luyện chế độc trùng, vì theo quan niệm truyền thống đây là ngày độc khí thịnh nhất nó sẽ giúp các loài trùng độc càng mạnh hơn.
Phương pháp luyện chế được ghi trong "Thông chí": Phải dùng một trăm loại trùng, mà ban đầu chỉ cần 12 loại. Trước khi nuôi "cổ" phải dọn dẹp sạch sẽ chính sảnh, cả nhà già trẻ đều phải tắm, thành tâm thành ý dâng hương đốt nến trước bài vị tổ tông, im lặng khẩn cầu với quỷ thần thiên địa. Sau đó đào một cái hố to ở giữa chính sảnh chôn một cái lu (vại) xuống, cái lu (vại) này phải có miệng lớn mới tiện cho việc thêm nắp. Hơn nữa nếu miệng lu (vại) nhỏ thì sẽ không nhìn thấy được tình hình bên trong, mọi người sẽ càng dễ nảy sinh sợ hãi với thứ trong đó, và bởi vì sợ hãi mà sẽ sinh ra sự kính sợ. Miệng lu (vại) phải được lấp bằng với nền đất.
Đến ngày 5 tháng 5 âm lịch (Đoan Dương), cần phải ra đồng ruộng tùy ý bắt mười hai loại bò trùng đem về (nếu không phải bò sát bắt vào ngày Đoan Dương thì sẽ không thể nuôi thành cổ) đặt trong lu (vại), sau đó đậy nắp lại. Những con bò trùng này thường là rắn độc, lươn, rết, ếch, bò cạp, giun, sâu lông xanh lớn, bọ ngựa… tóm lại ngoại trừ những sinh vật biết bay, những sinh vật có bốn chân biết chạy đều không được, chỉ cần loài bò trùng có một chút độc là được. Lấy 12 loại trùng này bỏ vào trong lư (vại) , tất cả lớn nhỏ trong nhà mỗi đêm trước khi ngủ đều phải khấn vái một lần, không thể bỏ một ngày nào. Hơn nữa trong thời gian nuôi cổ cùng khẩn vái nhất định không thể để cho người khác biết. Nếu để cho người ngoài biết thì cổ bản thân nuôi cũng sẽ bị vu sư dùng yêu pháp thu đi, trở thành vật sử dụng của vu sư, còn cả nhà chủ nhân sẽ chết hết. Cho dù không bị vu sư thu đi thì sau khi chúng thành cổ cũng sẽ quay lại hại chủ nhân.
Trong một năm, những con bò trùng đó sẽ cắn nuốt lẫn nhau bên trong lư (vại), con độc nhiều sẽ ăn con có độc ít, con mạnh sẽ ăn con yếu, cuối cùng chỉ còn lại một con. Con này sau mười một ngày ăn những con bò trùng khác, bản thân nó cũng bắt đầu thay đổi hình thái cùng màu sắc. Theo các loại truyền thuyết, chủ yếu là có hai loại. Một loại là “Long cổ”, hình dạng giống như rồng, rất có thể là rắn độc, rết những trường thể bò trùng biến thành. Một loại gọi là “Kỳ lân cổ”, có lẽ là ếch hoặc thằn lằn…?
Một năm sau cổ đã nuôi thành công, chủ nhân sẽ đào chiếc lư (vại) lên rồi cất ở trong một căn phòng ít không khí, ít ánh sáng. Nghe nói cổ thích ăn mỡ heo cùng trứng chiên, các loại cơm, sau khi chăn nuôi được một năm, cổ ước chừng dài hơn một trượng, chủ nhân sẽ chọn một ngày cát lợi mở nắp lư (vại), để cho cổ tự bay ra ngoài. Cổ sau khi rời nhà, đôi lúc có thể biến thành hình dáng giống như một quả cầu lửa, đi quanh quẩn trong núi rừng, có lúc có thể biến thành một cái bóng đen, thường tới lui trong những ngôi nhà trong thôn. Khoản thời gian ma lực của cổ đạt lớn nhất là hoàng hôn. Mỗi lần sau khi cổ về nhà vẫn ở trong lư (vại)…., chủ nhân cũng không cần cho nó ăn gì khác. Chỗ tốt của việc nuôi cổ không phải là để cổ ở bên ngoài trực tiếp làm ăn trộm, trộm bảo bối về dâng cho chủ nhân, mà là muốn mượn linh khí của cổ, khiến cho người nuôi cổ làm bất cứ chuyện gì cũng rất thuận lợi. Nếu như chủ nhân muốn buôn bán kinh doanh, mượn linh khí của cổ có thể một vốn vạn lời. Nếu như chủ nhân muốn thăng quan, mượn linh khí của cổ có thể thăng thẳng lên mây xanh. Trái lại, nếu như có chút sơ suất để cổ làm hại người bị người khác biết sau đó đi mời đi mời vu sư đến tịch thu cổ, chủ nhân nuôi cổ sẽ gặp nhiều chuyện xui xẻo, cả nhà đều chết.
Gia đình nuôi cổ, trừ những ngày thường phải thành kính hầu hạ ra thì đến ngày 24 tháng 6 âm lịch hàng năm phải làm lễ tế long trọng cho cổ. Lễ tế này kéo dài ba ngày (24 - 25 - 26). Trong ba ngày này, mỗi ngày chủ nhân đều phải dùng một con heo, một con gà, một con dê tươi sống sau đó nấu chín, đến tối khi sao đầy trời, cả nhà đem heo dê gà chặt ra, bỏ vào bên trong lu (vại). Sức ăn của cổ rất lớn, ma lực rất cao. Lúc tế cúng, người ngoài không được tham gia, cũng không được tiết lộ ra ngoài, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng của bản thân. Ngoại trừ cách “Tụ trùng hỗ giảo” (để nhiều loại trùng ở cùng một chỗ cho chúng tự ăn nhau), các loại độc cổ đặc thù sẽ có phương pháp chế tạo khác nhau.
Những thảm án chấn động bởi “cổ thuật”
Kinh qua nhiều triều đại trong lịch sử Trung Hoa, những thảm án liên quan tới cổ thuật không phải là con số ít. Đối với việc sử dụng cổ thuật, nuôi dưỡng cổ trùng, cổ sức, các triều đại phong kiến Trung Quốc đều coi đó là "trọng tội" và phải nhận hình phạt rất nặng nề.
Cũng bởi vậy mà số kẻ thực sự có khả năng dùng "cổ" thì ít, nhưng người bị vu vạ thì nhiều vô số kể.
Những vụ án liên quan tới cổ trùng, cổ thuật được ghi nhận nhiều nhất vào thời nhà Hán. Trong số đó, nổi tiếng nhất là hai vụ án vu cổ liên quan tới Hoàng tộc dưới thời Hán Vũ Đế.
Năm xưa, Vũ Đế thành hôn với Hoàng hậu Trần A Kiều khi còn chưa tới tuổi trưởng thành. Sau này, Trần Hoàng hậu không có con, quan hệ của hai người cũng ngày một phai nhạt. Năm 139 TCN, Hán Vũ Đế đem lòng say mê Vệ Tử Phu. Điều này khiến cho Trần A Kiều và gia tộc họ Trần vô cùng tức giận, ra sức tìm cách ám hại mỹ nhân họ Vệ. Cũng từ đây, Trần Hoàng hậu bắt đầu bước vào con đường tà thuật. Bà liên tục uống nhiều phương thuốc bí truyền để mong đậu long thai, đồng thời còn nhờ người đồng cốt Sở Phục giúp mình mang thai và nguyền rủa Vệ Tử Phu.
Năm 130 TCN, có người tố cáo Trần Hoàng hậu dùng thuật vu cổ, chuyện bùa yểm từ đó bị phát giác. Vụ án kết thúc bằng việc Trần A Kiều mất ngôi Hoàng hậu, bị giam vào lãnh cung, Sở Phục bị xử tử, kéo theo đó là tính mạng của 300 người có liên quan.
Tám năm sau, Hán Vũ Đế lại gặp phải một vụ việc nghiêm trọng có liên quan tới cổ thuật. "Vu cổ chi họa" xảy ra trong những năm Chính Hòa được xem là vụ án về cổ thuật nổi tiếng nhất trong lịch sử Hán triều.
Theo đó, vào năm 92 TCN, vì tin vào điềm báo trong mộng, Hán Vũ Đế liên tục điều tra về những vụ án có liên quan tới cổ thuật. Khi đó, vợ chồng Thừa tướng đương triều là Công Tôn Hạ bị phát giác sử dụng vu cổ.
Vụ án này khiến cho dòng họ Công Tôn phải chịu họa diệt môn, đồng thời còn liên lụy tới những thành viên trong thân tộc họ Lưu, trong đó có 2 người con gái của Vệ Hoàng hậu là Dương Thạch Công Chúa và Chư Ấp công chúa. Hán Vũ Đế sau đó tiếp tục mở rộng cuộc điều tra, giao trọng trách này cho sủng thần Giang Sung phụ trách.
Trước đó, Giang Sung từng có lần đắc tội với Thái tử Lưu Cứ. Thấy Hán Vũ Đế tuổi đã cao, họ Giang này sợ Lưu Cứ lên ngôi thì bản thân sẽ khó toàn mạng, liền tìm cách ám hại Thái tử.Nhân lúc nỗi sợ hãi về cổ thuật đang ám ảnh Hán Vũ Đế, Giang Sung liền bí mật tố cáo rằng có người mong Hoàng thượng chết sớm, dùng thuật vu cổ để yểm hại nhà vua. Tháng 7 năm 91 TCN, Giang Sung tìm đến cửa cung của Vệ Hoàng hậu và Thái tử, rêu rao rằng nơi này có bùa yểm.
Lưu Cứ sợ Giang Sung hại mẹ con mình, nghe theo lời của Thái phó Thạch Đức, liền giả bắt Sung và mang quân chiếm cứ các vị trí trọng yếu trong kinh thành Trường An.
Hán Vũ Đế đang dưỡng bệnh, nghe tin Thái tử làm loạn thì vô cùng tức giận, hạ lệnh vây bắt con trai mình. Sau cùng, Lưu Cứ bị thua, phải tự sát trong uất ức Vệ Hoàng hậu cũng buộc phải tự vẫn, 3 hoàng tử và 1 công chúa khác đều bị xử tử.
Phía Bắc Trung Quốc xưa còn lưu hành một hình thức "cổ thuật" khác, được gọi là "dưỡng ngao". Về bản chất, "dưỡng ngao" cũng giống như nuôi "cổ trùng", chỉ khác ở chỗ phương pháp "cổ thuật" này dùng đến loài chó chứ không phải côn trùng. Theo đó, nếu chó mẹ sinh được 9 chó con, cả 9 con chó này sẽ bị nhốt vào một phòng kín. Để sống sót và sinh tồn, những con chó này sẽ cắn xé lẫn nhau. Con chó sống sót sau cùng sẽ được gọi là "ngao". |
0 comments:
Đăng nhận xét