Não càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm hoạt động thì độ nhạy bén của nó càng tăng. Sau đây là một số lời khuyên của tiến sĩ Restak mà bạn nên quan tâm Luôn tạo cơ hội thử thách cho não Trên thực tế, ngay cả những người có trí thông minh bẩm sinh nhưng nếu không được rèn giũa, tôi luyện qua thực tế thì trí thông minh đó sẽ bị mai một dầçn. Vì thế, đừng bắt não phải "thất nghiệp'', mà hãy thường xuyên tạo cơ hội để nó được tư duy, phân tích trên nhiều khía cạnh, lĩnh vực khác nhau, ví dụ chơi trò chơi đố ô chữ, đánh cờ, động não khi đứng trước một vấn đề nan giải nào đó, thậm chí là đọc tiểu thuyết trinh thám... Làm được như thế, không những kỹ năng tư duy, phán đoán của não sẽ nhạy bén hơn, mà năng lực trí tuệ cũng sẽ ngày càng phát triển cao hơn. Ngoài ra, việc này còn có khả năng giúp ta giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và chứng tâm thần phân liệt. Theo tiến sĩ Restak, não là một bộ phận khác xa với các bộ phận khác trên cơ thể, chúng ta càng hoạt hóa nó bao nhiêu thì chức năng của nó càng được cải thiện bấy nhiêu. Ông khẳng định: "Việc nỗ lực trau dồi khả năng nhạy bén của não sẽ tạo điều kiện cho các tế bào thần kinh mới phát triển nhanh hơn". Thưởng thức âm nhạc Âm nhạc là một trong những loại hình nghệ thuật có khả năng kích thích sự phát triển của não bộ nhất vì theo nhiều kết quả nghiên cứu, đa số những người hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc đều có khu tiểu não lớn hơn những người bình thường. Nói như thế không có nghĩa chỉ khi nào bạn là một nhà soạn nhạc hay ca sĩ nổi tiếng thì mới có khả năng phát triển năng lực trí tuệ của mình. Đơn giản là chỉ cần thường xuyên nghe nhạc (bất cứ loại nhạc nào mình yêu thích) thì cũng có thể hoạt hóa một phần thùy não trước và toàn bộ vỏ ngoài của cả hai bán cầu não. Hãy tận dụng mọi cơ hội để nghe nhạc để trí óc sáng suốt hơn. Linh hoạt đôi tay Bất cứ việc nào cần có kỹ năng khéo léo và linh hoạt của đôi tay (đánh máy, lái xe, chơi nhạc, nấu ăn, viết lách, may vá, đan thêu, sửa chữa đồ đạc, dụng cụ...) cũng đều tác động đến sự phát triển hoàn thiện của não. Không có bộ phận nào khác trên cơ thể có mối liên hệ trực tiếp với não một cách khăng khít, gần gũi như đôi tay. Đó là lý do giải thích tại sao việc rèn luyện kỹ năng nhanh nhẹn của các ngón tay có khả năng cải thiện chức năng của não. Tiến sĩ Restak cho rằng: ''Linh hoạt đôi tay cũng chính là hoạt hóa một phần lớn não bộ". Luôn khơi gợi lại những ký ức cũ
Giảm hay mất trí nhớ là một trong những tai họa thường gặp nhất ở những người trên 40 tuổi. Hoàn toàn có thể giảm bớt hay tránh được tình trạng này nếu ta có thói quen thường xuyên nhớ lại những chuyện đã qua trong cuộc sống của mình. Những việc đơn giản như xem lại những tấm hình, băng từ, tạp chí cũ hay cảm nhận được những "ký ức mùi hương xưa'' (như mùi nước hoa của mẹ, mùi mồ hôi của ba, mùi kem chống nắng mà mình từng dùng khi còn nhỏ...) cũng có tác dụng rất lớn đến việc duy trì trí nhớ và nâng cao năng lực trí tuệ cho não. Hương vị là nhân tố có tác động rất lớn đến não vì dây thần kinh khứu giác là một trong những "kênh" có liên hệ mật thiết nhất với các tế bào thần kinh cảm xúc. Luyện tập những ''môn thể thao đứng''
Luyện tập thể dục thể thao không những giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn khiến tinh thần trở nên minh mẫn, sáng suốt hơn. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Restak, những môn thể thao có tác động lớn đến sự phát triển của hệ thần kinh trung ương là những môn có tư thế luyện tập đứng (nhất là môn dưỡng sinh và thể dục nhịp điệu, thẩm mỹ). Nguyên nhân là vì những môn thể thao này luôn đòi hỏi người tập phải có kỹ năng giữ thăng bằng, phối hợp nhuần nhuyễn giữa các bộ phận khác nhau trong cơ thể và linh hoạt, mềm dẻo trong từng động tác.
0 comments:
Đăng nhận xét